8 kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản

Kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản có nghĩa là bạn hỗ trợ ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị chấn thương nặng, gặp sự cố hay mắc bệnh đột ngột nào đó trước khi có sự can thiệp từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp tăng khả năng cứu sống một người. Sơ cấp cứu cơ bản cũng bao gồm cả việc bạn giúp đỡ những người bị chấn thương nhẹ như vết bỏng, vết cắt hay vết cắn và đốt của côn trùng. Điều này giúp ngăn chặn vết thương trở nên nặng hơn.

Kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản gồm những gì?

Dưới đây là một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ kỹ thuật sơ cấp cứu nào, vui lòng ghi nhớ những điều sau:

  • Hãy đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ nguy cơ thiệt hại vật chất trực tiếp nào từ việc tăng tốc khi tham gia giao thông, từ các mảnh vỡ rơi xuống, lửa hoặc các tình huống nguy hiểm khác.
  • Hãy xem xét việc tham gia một buổi huấn luyện về sơ cấp cứu để học cách thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản. Các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản được đề cập ở đây không có nghĩa là có thể thay thế cho các lớp học sơ cấp cứu được chứng nhận.
  • Biết áp dụng các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản phù hợp trong từng tình huống khác nhau. Tình trạng của một nạn nhân có thể trầm trọng hơn nếu điều trị sai.

1. Kiểm tra sơ cấp cứu cơ bản ABC

Đường thở (Airway): Làm sạch đường thở bằng cách cẩn thận đặt nạn nhân nằm thẳng với lưng chạm đất. Sau đó mở miệng nạn nhân bằng cách nhẹ nhàng ngửa đầu nạn nhân ra sau. Loại bỏ bất kỳ điều gì làm tắt nghẽn đường thở như đờm hoặc vật lạ. Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương đầu, cổ hoặc chấn thương lưng, hãy nâng hàm lên trước nhưng tránh di chuyển đầu hoặc cổ.

Hô hấp (Breathing): Kiểm tra dấu hiệu của hơi thở bằng cách đặt tai bạn gần mũi và miệng của người đó, hoặc bằng cách cảm nhận hơi thở bằng tay bạn trong 5 giây. Tìm xem có chuyển động của ngực không. Nếu nạn nhân không thở, tiến hành hô hấp nhân tạo.

Tuần hoàn (Circulation): Kiểm tra mạch đập của nạn nhân. Đặt hai ngón tay vào cổ tay hoặc ngay dưới góc hàm. Nếu không có mạch đập từ nạn nhân, thực hiện hồi sức tim phổi CPR (nếu bạn đã được đào tạo).

8 kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản

2. Hồi sức tim phổi (CPR)

Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản nhằm hỗ trợ sự sống được sử dụng khi nạn nhân ngưng thở hoặc không có mạch đập. Đào tạo bài bản là cần thiết để thực hiện hồi sức tim phổi đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp y tế khẩn cấp mà một người đã được đào tạo không ở gần bên và mạng sống của nạn nhân phụ thuộc vào hồi sức tim phổi ngay lập tức, bạn có thể phải tự xoay sở. Để thực hiện kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản này, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Cẩn thận đặt nạn nhân nằm ngửa và quỳ bên cạnh nạn nhân.
  • Bước 2: Đặt hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) tại điểm mà xương sườn dưới nối với xương ngực.
  • Bước 3: Đặt lòng bàn tay khác lên trên lòng bàn tay đã đặt lên ngực nạn nhân trước đó.
  • Bước 4: Đè ép và ấn chặt tay xuống khoảng 4 – 5 cm và nhanh chóng thả ra. Tốc độ khoảng 80 đến 100 lần mỗi phút. Có thể bạn muốn đếm to lên để tạo một nhịp điệu, “Một và hai và ba và …”
  • Bước 5: Sau khi thực hiện 15 lần ép, hãy hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi mạnh vào miệng nạn nhân 2 lần. Lặp lại chuỗi này bốn lần. Sau đó kiểm tra hơi thở và mạch đập.
  • Bước 6: Tiếp tục với Bước 4 & 5 cho đến khi bạn cảm thấy nạn nhân có dấu hiệu thở và tim đập trở lại hoặc khi có được trợ giúp y tế.

Lưu ý: Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, chỉ sử dụng hai ngón tay để ép ngực. Thực hiện ít nhất 100 lần ép mỗi phút, với năm lần ép một lần. Nếu nạn nhân là trẻ em, chỉ sử dụng một bàn tay. Thực hiện ít nhất 100 lần ép mỗi phút, với năm lần ép một lần.

3. Phương pháp Heimlich Maneuver

Heimlich Manuever thường được thực hiện khi một tai nạn nghẹt thở xảy ra với người lớn có ý thức hoặc trẻ em, nhưng không phải là trẻ sơ sinh. Kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản này giúp loại bỏ các vật thể lạ bên ngoài gây tắc nghẽn cổ họng của nạn nhân. Để thực hiện kỹ thuật này, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Đứng đằng sau nạn nhân và đặt một trong hai bàn chân của bạn giữa hai bàn chân của nạn nhân.
  • Bước 2: Vòng tay quanh eo của nạn nhân. Một bàn tay nên được nắm chặt lại thành nắm đấm với ngón tay cái hướng xuống, bàn tay còn lại bọc lên trên nắm tay kia ở vị trí trên rốn và dưới mũi ức của nạn nhân.
  • Bước 3: Kéo chặt và đẩy hai tay vào trong bụng nạn nhân và hướng lên trên với một cách mạnh mẽ, dứt khoát. Tiếp tục cho đến khi nạn nhân ho và dị vật được đánh bật ra hoặc khi có sự trợ giúp y tế.

Lưu ý: Nếu nạn nhân không phản ứng gì, hãy làm kiểm tra ABC sơ cấp cứu. Nếu nạn nhân đang mang thai, hãy hỏi về hướng dẫn đặc biệt qua đường dây nóng của dịch vụ hỗ trợ y tế.

4. Hô hấp nhân tạo

Phương pháp này áp dụng hiệu quả trong việc đưa không khí vào phổi của nạn nhân, hô hấp nhân tạo được áp dụng khi một nạn nhân đã ngừng thở nhưng vẫn có mạch đập. Để thực hiện kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản này, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Cẩn thận đặt nạn nhân nằm ngửa và nới lỏng áo nạn nhân ở khu vực cổ.
  • Bước 2: Mở miệng nạn nhân ra và nhét ngón tay của bạn theo cách riêng để loại bỏ bất kỳ chất bài tiết trong miệng hoặc các vật lạ có thể làm tắc nghẽn đường thở.
  • Bước 3: Đặt bàn tay lên trán nạn nhân và nhẹ nhàng đưa đầu ra sau.
  • Bước 4: Dùng bàn tay vừa đẩy trán vừa bóp mũi nạn nhân lại, hít một hơi thật sâu và thổi 2 hơi vào miệng nạn nhân, đồng thời để mắt xem ngực nạn nhân có phồng lên không, chứng tỏ không khí có đi vào phổi.
  • Bước 5: Đợi cho đến khi ngực nạn nhân hạ xuống, sau đó lặp lại bước 4. Làm 4 lần liên tiếp. Tiếp tục Hô hấp đường miệng cho tới khi nạn nhân bắt đầu thở hoặc có sự hỗ trợ y tế.

Lưu ý: Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, không bịt mũi nạn nhân. Thay vào đó, hãy thổi hơi qua cả mũi và miệng nạn nhân cùng một lúc. Đừng thổi hơi quá mạnh như đối với người lớn. Kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản này được gọi là hô hấp từ miệng qua đường mũi.

5. Bóp tim ngoài lồng ngực

Co bóp tim ngoài lồng ngực cũng là một kỹ thuật sơ cứu quan trọng. Bởi tim quyết định sự sống của con người. Khi tim có dấu hiệu ngưng thì da và môi chuyển màu tím xanh. Các mạch máu ở bẹn không đậm. Đồng thời, đồng tử mắt giãn to. Lúc này, chúng ta cần dùng nắm tay đập mạnh vào bên trái ngực cạnh sườn ức. Đây là cách bắt mạch và xác định mạch bẹn. Nếu mạch không có dấu hiệu hồi, tiến hành bóp tim ngoài lồng ngực ngay lập tức. Đặt chồng hai bàn tay lên ngực trái của nạn nhân. Dùng lực mạnh để ấn xương ức nạn nhân lún sâu tầm từ 3-4 cm. Đối với trẻ nhỏ, xương còn yếu, dễ gãy, nên chú ý điều chỉnh lực ấn cho phù hợp.

Trong quá trình bóp tim ngoài lồng ngực, nên kết hợp với hà hơi thổi ngạt để sơ cứu cấp tốc. Nếu sau đó mạnh bẹn đậm, nhìn rõ, da và môi có sắc, đồng thời co nhỏ lại. Nạn nhân đã qua tình trạng nguy cấp. Kỹ năng này sử dụng để duy trì và kéo dài sự cầm cự của nạn nhân khi đợi xe cấp cứu. Vì thế, kỹ thuật phải nắm chắc, tránh gây ra tình trạng sức khỏe xấu hơn của nạn nhân.

6. Cầm máu vết thương

Chúng ta có thể bị thương chảy máu khi lao động, sinh hoạt hàng ngày. Những vết thương hở nhỏ có thể dễ dàng vệ sinh và băng bó mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như đứt động mạch, chúng ta cần có kỹ năng băng bó vết thương. Việc quan trọng nhất khi bị chảy máu chính là cầm máu. Người tiến hành sơ cứu cần vệ sinh tay thật sạch và sử dụng bao tay để tránh là vết thương bị nhiễm trùng. Cách băng bó vết thương khi bị đứt động mạch được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Nâng cao phần bị mất máu, dùng khăn mềm sạch để lau bụi bẩn, loại bỏ những dị vật nằm bên trên bề mặt vết thương. Đối với những dị vật đâm sâu, kích cỡ to, tuyệt đối không được tự ý rút.
  • Bước 2: Dùng vải sạch hoặc bông băng y tế áp chặt vết thương trong lúc đợi cơ quan y tế đến. Thêm bông băng nếu vết thương chảy quá nhiều máu.
  • Bước 3: Nếu không có dấu hiệu ngừng chảy máu, tiến hành ép động mạch tại vị trí trên khuỷu tay – dưới nách; phía sau đầu gối, phần gần háng.
  • Bước 4: Nếu máu ngừng chảy, băng tạm thời. Tuy nhiên, vẫn cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế để làm sạch vết thương và kiểm tra xem còn dị vật sót lại hay không.

7. Sơ cứu bỏng

Khi bị bỏng do nhiệt, khí hơi, cần nhanh chóng tiến hành sơ cấp cứu theo các bước như sau:

  • Xả nước lạnh lên vết thương
  • Lau vết thương bằng khăn lạnh, tuyệt đối không dùng đá lăn hay bơ bởi nó có thể làm da bị phỏng lạnh
  • Làm sạch da bằng xà phòng và nước sạch
  • Xoa thuốc làm dịu da hoặc uống thuốc giảm đau trong khi chờ kiểm tra từ cơ quan y tế.

8. Cố định xương gãy

Trước hết, chúng ta cần xác định vị trí gãy xương rồi sau đó tiến hành cố định xương gãy trong khi đợi cấp cứu. Dùng nẹp được bọc kín 2 đầu để không làm tổn thương vùng da. Sau đó lót thêm đêm dọc 2 bên nẹp. Sau đó, buộc dây vào phần nẹp tại vị trí trên và dưới của vết thương. Tuyệt đối không thao tác mạnh, tránh làm tình trạng gãy xương nghiêm trọng hơn.

Rate this post