Các thủ pháp trong Diện Chẩn
Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp – GS.TSKH Bùi Quốc Châu – Phần 02
1/ Các thủ pháp chính
GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang ( hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.
Thủ pháp gạch mặt có thể điều trị các bệnh sau :
– An thần, chữa mất ngủ
– Ngất xỉu, chóng mặt
– Điều hòa nhu động ruột, chữa táo bón, tiêu chảy – Điều hòa tim mạch, chữa yếu tim, suy tim – Điều hòa Huyêt áp cao/thấp – Điều hòa Tiết dịch chữa đổ mồ hôi nhiều.
– Đau cổ gáy – vai – Đau dạ dày – nám mặt.
Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu.
Thủ pháp gạch mặt tuy có hiệu quả cao nhưng thường thì bệnh nhân không thích vì đau và có thể làm nóng trong người khiến có thể lở môi, lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày) . Ta không nên lạm dụng, mà thường chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Mỗi ngày chỉ nên gạch 1 lần, chia làm 3 đợt cách quãng, làm trong 3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới làm tiếp.
ẤN: Đây là thủ pháp Chủ lực của Diện Chẩn, bằng que dò huyệt có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.
Có 5 cách ấn: Ấn Chậm – Nhanh – vừa. – ấn gạch và Ấn Chuẩn
- Ấn Chậm: Ấn và giữ yên độ 30 tiếng đếm rồi nhấc ra, tìm sinh huyệt khác
- Ấn vừa: Ấn vào huyệt vừa tìm được 3 lần liên tiếp rồi nhấc ra.
- Ấn Nhanh: Ấn nhanh và dứt khoát vào huyệt rồi nhấc ra ngay. Kỹ thuật này không nên áp dụng cho người già, trẻ em hay phụ nữ thể lực yếu và cẩn thận khi ấn trên mặt.
- Ấn Gạch: Có những bệnh nhân khi dùng thủ pháp ấn thì không có tác dụng, ta nên dùng thủ pháp ngay sau khi ấn vào sinh huyệt bèn gạch xuống một lằn ngắn.
- Ấn Chuẩn: Khi tìm thấy sinh huyệt, ta ấn vào và giữ yên độ 30 giây ( để hệ thống Thần kinh nhận ra tín hiệu) rồi sau đó mới tiến hành các kỹ thuật khác ( Chậm/vừa/ Nhanh )
Gạch và ấn là hai thủ pháp cơ bản nhất của Diện chẩn. Trong trường hợp ấn ( thủ pháp trên Điểm) không thấy hiệu quả, nên chuyển ngay sang thủ pháp Gạch ( Thủ pháp trên Vùng)
2/ Các thủ pháp phụ :
1. LĂN: Cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ ( xéo góc với mặt da) . Bình thường ta có thể lăn hai chiều – tới, lui ( lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều : Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.
Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 – 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 – 3 lần.
Thủ pháp lăn ( lăn trên từng ngón tay)
2. GÕ: Ta dùng một trong hai loại búa để áp dụng thủ thuật này, búa nhỏ thường dùng để gõ vào Huyệt, còn búa lớn dùng gõ nhẹ vào lưng, vai, mông, đùi…
Khi gõ, ta phải gõ thẳng góc với mặt da nơi cần tác động, nếu gõ mạnh để đạt hiệu quả cao, thì gõ chừng 5 cái, nghỉ độ 10 giây rồi mới gõ tiếp ( 20 -30 cái) Không nên gõ liên tục, có thể tạo ra tình trạng xuất huyết dưới da. Nếu gõ nhẹ có thể gõ liên tục 20 – 30 hay nhiều hơn.
Dù gõ mạnh hay nhẹ, nếu gõ đúng Sinh Huyệt thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rõ rệt, còn nếu không thì sẽ không đau gì cả.
Búa đầu cao su thuộc Dương có tác dụng cao trong việc trị chứng co cơ, bong gân, ớn lạnh (gõ làm ấm người hay đổ mồ hôi, hạ sốt).
Búa đầu gai thuộc Âm. dùng trong các trường hợp khí bế tắc, gây tê nhức, sốt, căng tức. Tác dụng của đầu gai là làm tiết khí.
Cách cầm búa gõ và các vị trí trên cơ thể có thể gõ
3. CÀO: Cầm cán cào chắc tay, các răng cào thẳng góc với mặt da, lực đè đều tay. Có thể cào khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ lực là ở da đầu . Khi cào da đầu ta nhớ: Cào từ mí tóc trán ra sau đầu ( cào lên) thuộc Dương. Cào từ sau đầu ra trước trán (cào xuống) thuộc Âm.
Thủ pháp cào trên vùng mặt
4. DAY: Sau khi tìm được huyệt, dùng cây day (đầu tròn) để day tròn hay di động tới lui đầu bi của cây dò huyệt. Day là tạo 1 kích thích di động đều – còn ấn là kích thích tĩnh.
Day Phớt : Day phớt nhẹ trên da nơi sinh huyệt bằng cây dò day dộ 30 -40 lần (làm 3 lần cách khoảng 2 phút).
5. DÁN CAO, XỨC DẦU: Dùng cao dán SALONPAS Cắt thành từng miếng nhỏ 4X4mm, dán lên các huyệt (tìm thấy bằng Que dò)- Dán khoảng 2giờ, ngày 1 lần cho các bệnh mãn tính (hay dán qua đêm) với bệnh mới phát ngày dán 3 lần/ngày . Xức dầu: Làm sạch vùng cần bôi, dùng dầu cù là (dầu cao) chấm vào đầu ngón tay – bôi lên huyệt 3 lần để sức nóng đủ độ bền trên huyệt. Sau khoảng 2 giờ mới chùi sạch và có thể tắm rửa. (Không làm ướt nơi xức dễ gây cảm lạnh vì trúng nước).
Lưu ý: Không dùng kỹ thuật này cho các bệnh nhân nóng nhiệt gây táo bón,khô.
6. HƠ NÓNG: Dùng thanh Ngải cứu, hơ trên da ( cách khoảng 1cm) di chuyển chậm – đến vùng nào mà bệnh nhân cảm thấy nóng bất thường thì đó là huyệt cần hơ. Nếu chỉ thấy nóng bình thường thì không đúng. Sau khi tìm thấy, nhấc ngải cứu ra rồi bôi Vaseline hay dầu cù là vào vùng huyệt. Chỉ hơ 3 lần là đủ. Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra nhưng không nên lạm dụng, chỉ dùng mỗi ngày một lần. Với những bệnh mãn tính nên dùng cách dán cao hay xức dầu.
Thủ pháp hơ bằng ngải cứu
7. CHƯỜM LẠNH: Dùng cục nước đá cỡ ngón tay cái, áp sát và rà trên da mặt. Nơi nào lạnh buốt thì áp sát vào cho đến khi chỗ đó tê đi hay đến khi người bệnh không chịu nổi – hoặc bệnh có triệu chứng giảm thì chuyển sang nơi khác. Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra, kiết lỵ mới phát.
Lưu ý: Không dùng trên trán lâu, dễ gây nhức đầu.
GSTSKH. Bùi Quốc Châu